Đức: Kêu gọi xây hầm trú ẩn phòng chiến tranh tại các địa phương; Doanh nghiệp gia  đình đối mặt với nguy cơ phá sản

KÊU GỌI XÂY HẦM TRÚ ẨN PHÒNG CHIẾN TRANH TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG

Lịch sử hầm trú ẩn ở Đức đến nay

Theo ông Berghegger, người đứng đầu Hiệp hội Các hội đồng địa phương Đức, Đức có hơn 2.000 hầm trú ẩn trong chiến tranh lạnh, nhưng hiện chỉ còn 600 hầm trú ẩn có thể cung cấp nơi trú ẩn cho khoảng 500.000 người.

Hồi năm 2007, giới chức Đức quyết định tháo dỡ tất cả các boongke còn lại vì cho rằng chúng không có tác dụng chống chịu lại những mối đe dọa mới như khủng bố và biến đổi khí hậu.

Một cơ quan chính phủ chuyên trách quản lý các hầm trú ẩn này cho hay, trong số 600 hầm trú ẩn còn sót lại sau chiến tranh, hiện không còn hầm nào có thể sử dụng được.

Hồi phục hầm trú ẩn

Các hội đồng địa phương ở Đức kêu gọi chi hàng tỉ euro để xây dựng hầm trú ẩn và hệ thống còi báo động mới, phòng trường hợp chiến tranh. Ông Berghegger nói với truyền thông: Chúng ta cần ít nhất 1 tỉ euro mỗi năm và duy trì số tiền này trong 10 năm tới để bảo vệ người dân thường.

Cần khẩn cấp đưa những boongke không còn sử dụng hoạt động trở lại và chúng ta cũng cần xây dựng thêm những nơi trú ẩn mới hiện đại hơn. Những năm hòa bình sau chiến tranh lạnh đã khiến mọi người “vô tư” trước nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến mới.

Ông Berghegger không phải là quan chức đầu tiên kêu gọi giới chức xây hầm trú ẩn cho người dân. Trước đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đức Boris Pistorius cũng kêu gọi chính quyền địa phương đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng, để bảo vệ người dân thường khỏi bom đạn.

Mô hình hầm trú ẩn ở Phần Lan

Trong chuyến thăm thủ đô Helsinki (Phần Lan), ông Pistorius đã đến thăm một nơi vừa là một phòng thể thao, vừa là một hầm trú ẩn. Helsinki có hầm trú ẩn cho 900.000 người, trong khi dân số tại thành phố này là 600.000 người. Trong số các bộ trưởng tại nội các của Chính phủ Đức, ông Pistorius sau chuyến thăm Phần Lan là người trực tiếp kêu gọi công chúng nước này nên nghiêm túc xem xét các mối đe dọa chiến tranh.

CÁC DOANH NGHIỆP GIA ĐÌNH ĐỨC ĐỐI MẶT VỚI NGUY CƠ PHÁ SẢN

Đức đang hạn chế nguồn vốn cho các doanh nghiệp đang phải vật lộn với chi phí năng lượng tăng cao, nhất là các doanh nghiệp dạng gia đình, tức chịu trách nhiệm cá nhân.

Vai trò các công ti gia đình ở Đức

Các công ty mang tính gia đình (tức trách nhiệm cá nhân) ở Đức chiếm tới 59,2% tổng số các loại hình doanh nghiệp ở Đức, vì vậy, về mặt số lượng được coi là xương sống của nền kinh tế Đức. Theo Bloomberg đưa tin hôm 9.3, trích dẫn số liệu kinh doanh và các nhà phân tích, hiện doanh nghiệp gia đình đang đứng trước nguy cơ phá sản.

Rao bán tăng lên trong nhiều năm

Các chủ sở hữu của khoảng 3 triệu doanh nghiệp do gia đình điều hành coi các khoản đầu tư quan trọng vào công nghệ mới là không khả thi hoặc khó khăn. Các doanh nghiệp cũng phàn nàn về chi phí vay tăng cao và tình trạng quan liêu gia tăng.

Jens Krane - người đứng đầu bộ phận mua bán và sáp nhập tại Commerzbank AG, chuyên gia về các doanh nghiệp gia đình của Đức - cho biết: Số lượng các công ty vừa và nhỏ của Đức sắp được rao bán đã tăng lên trong nhiều năm.

Những khó khăn, con cái không muốn thừa kế

Theo nhà phân tích, sự kết hợp giữa các quy định mới và nhu cầu đầu tư mạnh vào việc chuyển đổi hoặc mở rộng quy mô doanh nghiệp đã tạo ra cảm giác nản. Tình trạng này bị đại dịch COVID-19 và cuộc khủng hoảng năng lượng làm trầm trọng thêm.

Những điều kiện đầy thách thức được cho là đã khiến một số chủ sở hữu cân nhắc việc bán công ty, trong khi những người thừa kế ngày càng ít háo hức tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình.

Jan-Philipp Pfander, đối tác tại công ty tài chính doanh nghiệp Proventis Partners, cho biết: Suy nghĩ của những người thừa kế đã thay đổi và ngày càng ít người thừa kế công ty sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm giám đốc điều hành cho cha mẹ họ.

Đức Việ Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang